Những hệ quả đầy thách thức trong thời gian đầu Showrooming xuất hiện Showrooming

Trong thời kỳ đầu bùng phát hành vi showrooming, hệ quả để lại không chỉ khiến cho các nhà bán lẻ sụt giảm doanh số mà còn gặp phải chi phí tổn hao sản phẩm trưng bày khi các sản phẩm bị đụng chạm bởi khách hàng nhiều lần.

Các nhà bán lẻ lúc bấy giờ đã đưa ra các hướng giải quyết như sau:

  • Nhiều nhà bán lẻ chọn cách giảm giá khủng để chống lại hành vi showrooming của khách hàng. Riêng các doanh nghiệp tư nhân chọn tăng thêm giá trị cho sản phẩm bằng cách bổ sung dịch vụ hoặc những chiến lược khuyến khích khách hàng trao đổi thông tin cởi mở hơn, trực tiếp hơn tại cửa hàng để không cất công tìm kiếm trên trực tuyến.
  • Một vài nhà bán lẻ như Target thì chọn bán những sản phẩm độc quyền cho chính doanh nghiệp mình. Walmart khuyến khích khách hàng mua tại cửa hàng để không phải tốn phí vận chuyển như khi đặt hàng trực tuyến.
  • Một vài cửa hàng thời trang chuyên môn ở Hoa Kỳ và Úc ra luật “tính phí” nếu khách hàng xem mẫu và số phí này sẽ được hoàn trả 100% nếu khách hàng mua sản phẩm tại cửa hàng.
  • Best Buy đã đảm bảo giá bán trực tuyến trên Amazon.com khớp với giá bán tại cửa hàng.[6]

Thế nhưng, làm cách nào để các cửa hàng bán lẻ có thể bán với giá thấp hơn trong khi họ phải chịu chi phí cao gồm chi phí vận hành cửa hàng, chi phí nhân viên, chi phí tổn hao hay làm thế nào để đạt được lợi nhuận tính theo dài hạn?